Mất gốc tiếng Anh: nguyên do và giải pháp

Mất gốc Tiếng Anh được xem như một căn bệnh kinh niên khó chữa trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường của bất kỳ học sinh sinh viên nào. Hãy cùng Sedu tìm hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề này và giúp bạn thoát ra khỏi tình cảnh trên.

 

1. Rào cản tâm lý

Nguyên nhân sâu xa khiến hầu như sinh viên rơi vào tình cảnh thụ động mất gốc tiếng Anh là do không thể vượt qua được mặc cảm là mình bị mất gốc kiến thức. Chính điều này tác động không nhỏ tới tâm lý học viên gây mất bình tĩnh và động lực học dần bị thui chột. Chính vì tâm lý e sợ nên mỗi khi nhìn thấy tiếng Anh bạn sẽ lảng tránh và không dám đối diện.
Bạn cảm thấy tự ti, kém cỏi, ngại trao đổi với thầy cô và bạn bè về tiếng Anh dẫn đến thiếu người lắng nghe chia sẻ và muốn từ bỏ việc học. Tệ hơn nữa, điểm số của bạn rơi xuống mức thảm hại và bố mẹ thường xuyên trách phạt sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng ngột ngạt trong cuộc sống

2. Không có định hướng đúng đắn

Một trong những định hướng cụ thể và rõ ràng để không rơi vào tình trạng mất gốc tiếng Anh là mỗi người cần phải biết hay trả lời được câu hỏi học tiếng Anh để làm gì và tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống của bản thân họ ra sao. Nếu không xác đinh được mục tiêu và phương hướng bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái hời hợt, mất tập trung và không tìm được lộ trình học đúng đắn.

3. Tính kiên trì

Không chỉ riêng tiếng Anh mà bất kể môn học nào cũng đòi hỏi người học phải đầu tư công sức cũng như nỗ lực và thời gian vào nó. Với lượng kiến thức tương đối lớn thì để thành thạo Tiếng Anh bạn cần phải cân bằng thời gian giữa lý thuyết và thực hành cho 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết. Khi vượt qua rào cản trên sẽ không khó để bạn gặt hái thêm nhiều thành công bạn tự tăng thêm sự tự tin hấp dẫn cho bản thân khi có thể nói một ngôn ngữ nước ngoài trôi chảy như tiếng mẹ đẻ mở ra nhiều cơ hội du học cũng như mạng lưới công việc toàn cầu.
Nhiều bạn trẻ hiện nay do từ bé không chịu trau dồi rèn luyện kỹ năng nên nỗ lực phấn đấu so với các bạn bè cùng trang lứa là vô cùng thấp, không biết điều gì là cần thiết cho bản thân và dẫn tới hệ quả ỷ lại bỏ cuộc giữa chừng

ky-thi-ielts

4. Phương pháp không phù hợp

Bạn chăm chỉ ngày đêm nhưng điểm số vẫn không hề được cải thiện ngược lại bạn trở nên mệt mỏi và thiếu năng lượng, trì trệ.Vậy thì có lẽ lộ trình học tiếng Anh của bạn ngay từ ban đầu đã không còn phù hợp. Bạn học thuộc lý thuyết nhưng không biết vận dụng để thực hành. Hãy để Sedu đồng hành cùng bạn trên con đường học vấn gian truân này qua một vài phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả sau:

Học từ vựng

Hãy làm quen từ mới thông qua những chủ đề mà bạn thấy quen thuộc trong đời sống thường nhật như gia đình, bạn bè, công việc, giải trí... Vừa học và thực hành sẽ giúp bạn hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh thay vì học nhồi nhét. Bạn nên tập đặt nhiều câu với mỗi từ hay cụm từ khác nhau để nhớ lâu hơn và không bị trôi kiến thức.

Học ngữ pháp

Nếu xem tiếng Anh là một ngôi nhà thì ngữ pháp lại được ví như những trụ cột vững chắc của ngôi nhà ấy. Học tốt ngữ pháp giúp bạn tự tin hơn về trình độ giao tiếp và đảm bảo trình độ kỹ năng viết về mặt học thuật. Bạn có thể bắt đầu từ những thì cơ bản, cấu trúc câu điều kiện, câu bị động, câu so sánh và thực hành
chúng mỗi ngày. Bạn hãy tham khảo sách báo tiếng Anh về chủ đề bạn yêu thích như thể thao phim ảnh để gia tăng vốn từ vựng và biết thêm nhiều cấu trúc câu khác nhau.

Học phát âm

Phát âm là một trong những phần học khó nhằn nhất của tiếng Anh vì cách phát âm và ngữ điệu của người bản xứ khác rất nhiều so với tiếng Việt. Thay vì mất quá nhiều thời gian vào việc tra từ điển để xem trọng âm của từ thì việc nghe nhạc và xem phim bằng tiếng Anh là một trong những cách hiệu quả và đáng thử nhất khi luyện phát âm. Bạn có thể thực hiện theo 4 bước sau:
1: Nghe toàn bộ video
2: Ghi chú lại từ khóa hay nội dung chính được đề cập
3. Chép chính tả sau mỗi đoạn hay mỗi câu giúp bạn nhận ra lỗi phát âm, cấu trúc câu hay từ vựng
4. Nghe và kiểm tra lại để đối chiếu và nhận ra hạn chế của bản thân ( từ vựng hay phát âm)

Học nghe

Hãy tạo một môi trường bạn có thể nghe mọi lúc mọi nơi, nghe thật nhiều và lặp lại đều đặn hàng ngày ví dụ như nghe nhạc trên điện thoại, radio, podcast, xem các chương trình phim có phụ đề tiếng Anh, luyện nghe các trang web học tiếng miễn phí như Duolingo, Elllo, VOA Learning English & Voice of America, BBC Learning English,.. Nếu bạn là dân văn phòng hãy tranh thủ thời gian nghỉ trưa để xem một bộ phim ngắn, nghe nhạc hay xem tin tức bằng tiếng Anh để trau dồi kỹ năng nghe hiệu quả.

Học đọc

Bạn thường đọc thầm văn bản khi học tiếng Anh? Hãy loại bỏ thói quen không tốt này để hình thành trong bạn phản xạ nghe nói tiếng Anh và phát triển sự tự tin trong giao tiếp bằng cách đọc to các tài liệu tiếng Anh mà bạn yêu thích mỗi ngày như sách, truyện, tài liệu trên Internet... Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn hãy nhớ mang theo một cuốn từ điển và sổ tay, để tra cứu và ghi chép khi cần.

Học viết

Bắt đầu từ những thứ gần gũi trong cuộc sống như viết nhật ký, viết email hay danh sách các việc cần làm trong ngày bằng tiếng Anh bạn có thể cải thiện trình độ viết của mình một cách đáng kể. Tránh sử dụng các trang mạng hay phần mềm dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh vì đây là cách học xổi không đảm bảo kiến thức chuyên môn khiến cho bạn có thể dịch sai cấu trúc câu.

 

Không có gì tốt hơn việc học hành một cách đầy đủ và bài bản, nó sẽ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh và hiểu hơn về

Bài viết liên quan

Tính từ trong tiếng Anh là gì? Định nghĩa và cách dùng
Tính từ trong tiếng Anh là gì? Định nghĩa và cách dùng
Tính từ sở hữu trong tiếng Anh: Cách dùng và bài tập
Tính từ sở hữu trong tiếng Anh: Cách dùng và bài tập
Tổng hợp kiến thức về 4 thì hiện tại trong tiếng Anh
Tổng hợp kiến thức về 4 thì hiện tại trong tiếng Anh
10 mẹo luyện nghe tiếng Anh qua bài hát cho người bị mất gốc
10 mẹo luyện nghe tiếng Anh qua bài hát cho người bị mất gốc